- Posted by:
- Category: Thông Tin Tài Chính
Nhiều cá nhân và tổ chức sản xuất nông nghiệp muốn dùng chính khu đất mình đang sản xuất để vay thế chấp. Vậy vay thế chấp đất nông nghiệp có được không?
Sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư nông nghiệp sạch đang là hướng đi của nhiều cá nhân và tổ chức. Khi cần vốn để đầu tư, việc sử dụng đất nông nghiệp làm tài sản thế chấp được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề vay thế chấp đất nông nghiệp qua bài viết dưới đây.
Thế nào là vay thế chấp đất nông nghiệp?
Nội Dung
Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn rất phổ biến trong thị trường tài chính. Khi người đi vay đang có nhu cầu sử dụng tiền, họ mang tài sản đi thế chấp làm tài sản đảm bảo để có thể mượn tiền của ngân hàng; đồng thời họ sẽ phải trả một mức lãi suất nhất định cho ngân hàng.
Ưu điểm của hình thức vay thế chấp là lãi suất cho vay ưu đãi hơn. Trong trường hợp khách hàng kinh doanh không thuận lợi, không có khả năng tất toán khoản vay thì khi đến hạn trả nợ, ngân hàng sẽ tịch thu toàn bộ tài sản thế chấp.
Theo đó, vay thế chấp đất nông nghiệp là việc người đi vay dùng tài sản của mình là đất nông nghiệp thế chấp cho ngân hàng để vay vốn phục vụ các mục đích của họ.

Dùng đất nông nghiệp làm tài sản để thế chấp vay vốn
Điều kiện đất nông nghiệp được dùng là tài sản thế chấp
Theo Quyết định 217/QĐ-NH1, quyết định về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng, mục II, điều 24. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất quy định:
24.1. Bên thế chấp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
24.2. Đất có khả năng chuyển nhượng dễ dàng theo quy định của pháp luật về đất đai.
24.3. Đất không có tranh chấp.
24.4. Thời hạn thế chấp quyền sử dụng đất tối đa chỉ bằng với thời hạn được giao đất hoặc được thuê đất còn lại
Như vậy, nếu đất nông nghiệp bạn đang sử dụng là đất đi thuê sẽ không được chấp nhận. Đất phải có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, không thuộc khu vực giải tỏa, không nằm trong vùng quy hoạch mới được vay thế chấp đất nông nghiệp.
Những điều cần chú ý khi vay thế chấp đất nông nghiệp
Thứ nhất: Không thế chấp được tài sản hình thành trên đất
Nhiều người vay vốn đầu tư tài sản cố định trên đất nông nghiệp có giá trị vô cùng lớn như những trang trại chăn nuôi, hay những khu nông nghiệp công nghệ cao… Tuy nhiên, nếu đất nông nghiệp đi thuê trả tiền hàng năm, những tài sản đó lại không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
Thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, thông tư quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, chương II, Điều 5: “Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện có diện tích trên mức hạn điền”, tối thiểu:
3.1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
2.1 ha đối với các tỉnh còn lại”.
Việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại với diện tích tối thiểu 2.1 ha là rất khó đối với nhiều khu vực. Chẳng hạn các vùng ngoại thành Hà Nội, không phải người vay nào cũng có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn như vậy, và không phải khu vực nào cũng có thể có diện tích lớn như vậy để cho thuê làm trang trại.

Đất nông nghiệp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thế chấp
Thứ ba: Số tiền giải ngân
Khi ngân hàng đồng ý giải ngân, số tiền cho vay thường chỉ bằng 40-50% giá trị tài sản đảm bảo, không cao như tài sản đảm bảo bằng đất thổ cư.
Thứ tư: Ngân hàng chấp nhận cho vay thế chấp đất nông nghiệp không nhiều
Bạn có thể tìm đến các ngân hàng như Agribank, MB, Lienvietpost bank… Hoặc có thể tìm hiểu gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao thông qua các ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, ACB…
Hình thức vay thế chấp đất nông nghiệp hơi khó khăn để thực hiện, tuy nhiên, với sự quan tâm ngày càng tăng của nhà nước và xã hội, đây sẽ là một cầu nối giúp bạn nhanh chóng có được nguồn vốn để phục vụ công việc.
Khách hàng cần tư vấn vay:
Liên hệ tư vấn Zalo 0707.733.650 Hỗ trợ 24/24