HỖ TRỢ TƯ VẤN VAY VỐN NGÂN HÀNG LÃI SUẤT THẤP

Khu Vực Miền Nam
Khu Vực Miền Bắc
Vay Thế Chấp HCM

Lãi suất, điều kiện, thủ tục vay thế chấp bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định, người lao động toàn quyền được sử dụng, ủy quyền sổ BHXH theo đúng quy định của pháp luật để vay thế chấp, cầm cố.

Lợi dụng việc này hiện nay một số người lao động đã vay thế chấp bảo hiểm xã hội . Vậy việc vay thế chấp bảo hiểm xã hội có được coi là hợp pháp không và điều kiện, thủ tục hồ sơ vay như nào?

Hiện nay tình trạng vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội được khá nhiều người dân áp dụng
Hiện nay tình trạng vay thế chấp bảo hiểm xã hội được khá nhiều người dân áp dụng

Có được vay thế chấp Bảo hiểm Xã hội không?

Hiện tại tình trạng người lao động mang sổ BHXH đến ngân hàng thế chấp vay tiền đang dần xuất hiện tại một số địa phương. Tuy nhiên sau đó người dân lại thông báo với cơ quan BHXH là mất sổ để được cấp lại gây khó khăn cho phía ngân hàng thanh toán khoản vay.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền được giữ sổ bảo hiểm xã hội để quản lý, theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp. Lợi dụng điều này, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người lao động đem sổ bảo hiểm xã hội đi thế chấp ngân hàng thương mại để thực hiện cho các hợp đồng tín dụng.

Vì vậy việc dùng sổ BHXH để mang đi vay thế chấp là một vấn đề pháp lý không rõ ràng. Điều 18 Luật BHXH 2014 quy định, người lao động có các quyền: Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội; Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo hình thức chi trả trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền…

Tuy nhiên tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thế chấp tài sản cũng nêu rõ, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Hai bên có thể giao tài sản thế chấp cho bên thứ ba. Vì vậy việc vay thế chấp sổ bảo hiểm được coi là tài sản hợp pháp khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của chính bên thế chấp.

Vay thế chấp bảo hiểm xã hội có khó không?

Từ những quy định trên, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về việc không được vay vốn thế chấp sổ BHXH, do đó người lao động tin vào điều đó để mang sổ BHXH đi giao dịch.

Thực chất sổ BHXH chỉ có giá trị khi người lao động đến cơ quan BHXH xác định đúng nhân thân, đúng cơ sở dữ liệu thì mới được giải quyết chính sách. Khi cơ quan BHXH không giải quyết chế độ chính sách đó cho ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

Vay thế chấp sổ bảo hiểm xã hội hiện nay không nhiều ngân hàng áp dụng vì độ rủi ro cao
Vay thế chấp bảo hiểm xã hội hiện nay không nhiều ngân hàng áp dụng vì độ rủi ro cao

Trên thực tế khá nhiều người lao động thế chấp sổ BHXH để vay tiền nhưng lại đến cơ quan BHXH báo mất sổ để làm lại bởi thủ tục cấp lại sổ khá đơn giản. Người lao động chỉ cần có đơn trình báo mất sổ, đơn đề nghị cấp lại sổ có xác nhận của chính quyền địa phương, giấy xác nhận quá trình đóng bảo hiểm, tờ khai cấp sổ…là được BHXH cấp lại sổ mới.

Cơ quan BHXH sẽ cấp lại sổ BHXH cho người lao động. Đến hạn, họ có thể cầm sổ BHXH này để đi nhận trợ cấp BHXH một lần với đầy đủ giấy tờ thật và người thật. Đến khi đó, bên nhận thế chấp sổ BHXH có nguy cơ mất trắng, bởi sổ BHXH họ giữ trong tay không còn giá trị.

Khi người lao động không có khả năng thanh toán và người lao động cũng chấp nhận không nhận lại sổ BHXH bởi đã làm lại sổ thì phía ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi được khoản tiền người lao động đã vay. Trong trường hợp này bên cho vay cần có công văn đề nghị phối hợp trong việc cấp và chi trả chế độ cho người lao động đã đem sổ BHXH đi thế chấp vay tiền.

Tuy nhiên cơ quan BHXH không có trách nhiệm chi trả tiền chế độ BHXH của người lao động cho ngân hàng bởi không được người lao động ủy quyền theo luật định bởi chế độ hưởng BHXH mang tính đặc thù và phải chi trả đúng cho đối tượng được hưởng theo đúng quy định, đúng đối tượng.

Vì vậy việc vay thế chấp sổ BHXH tại các ngân hàng được cho là việc khá khó khăn bởi mang lại nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn và lãi, ít được các ngân hàng áp dụng.

Vay thế chấp sổ BHXH cần điều kiện gì?

Trong nhiều trường hợp người lao động vẫn có khả năng vay thế chấp bảo hiểm xã hội, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Số tiền người lao động vay được từ việc thế chấp sổ BHXH thường thấp
  • Được vay thấp hơn so với mức trợ cấp BHXH một lần từ sổ này đến hàng chục triệu đồng
  • Những trường hợp được vay bằng BHXH thì họ phải làm trong các công ty có tiếng tại địa phương, có nhân thân tốt,..
  • Đáp ứng những điều kiện trên ngân hàng mới dám cho người lao động thực hiện các thủ tục vay thế chấp bằng sổ BHXH.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp khách hàng có thể lựa chọn các hình thức vay thế chấp tại các ngân hàng khác nhau. Mọi thông tin cần thiết khách hàng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Hotline / Zalo  để được tư vấn một cách tốt nhất.

Thông Tin Liên Hệ Nhân Viên Ngân Hàng Để Được Tư Vấn:

Hotline tư vấn: Zalo 0707.733.650 Hỗ trợ 24/24 toàn quốc

TƯ VẤN VAY VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE TƯ VẤN

Miền Nam Zalo 0707.733.650

[]
1 Step 1
Đăng Ký Vay Ngay Tại Đây!!
Hotline Tư Vấn Vay: Zalo 0707.733.650
Họ và tênyour full name
Số điện thoạiyour full name
Nơi ở hiện tạiyour full name
Số tiền cần vayyour full name
Previous
Next


Author:
Chúng tôi là là website với hơn 10 năm tư vấn giới thiệu các sản phẩm vay giúp khách hàng lựa chọn khoản vay phù hợp vơí lãi thấp. Hoàn miễn phí.